Sẹo thâm sau mụn có thể được chữa trị một cách đơn giản, không mất thời gian.
Cách trị sẹo
Vitamin E nguyên chất là liệu pháp đầu tiên trị sẹo thâm để lại do mụn trứng cá. Không những làm làn da trắng sáng mà chúng còn giúp giảm những vết thâm mụn hiệu quả nhất. Bạn có thể thoa vitamin E nguyên chất vào những vết sẹo mụn trứng cá 3-4 lần/ngày, chắc chắn chỉ sau một tuần, các vết thâm sẽ nhạt đi rõ rệt hoặc thậm chí biến mất không dấu vết. Bạn có thể dễ dàng mua Vitamin E từ các hiệu thuốc hay cửa hàng mĩ phẩm gần nhà.
Nghệ
Đây là liệu pháp thiên nhiên phổ biến trong dân gian vẫn rất hay dùng để làm mờ sẹo. Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi và có tính kháng viêm cao nên nó thường dùng để làm hạn chế tình trạng của sẹo. Hãy lấy nghệ tươi giã nhỏ hoặc trộn với mật ong, đắp lên sẹo mụn, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Tỏi
Chuẩn bị 1 đến 2 củ tỏi ta. Đập nát tỏi, lấy cả nước lẫn bã đắp lên vùng da bị sẹo thâm. Sau khi đắp, lấy khăn mềm cố định tinh dầu tỏi và cuối cùng rửa sạch bằng nước ấm sau 30 phút. Thực hiện cách này hàng ngày không chỉ mang lại tác dụng trị sẹo thâm mà ngay cả những vết sẹo lõm cũng bị xóa mờ.
Phòng ngừa sẹo
Những tổn thương nhẹ: Với mụn trứng cá, cá vết đứt tay…, miệng vết thương lành nhanh, phần da phải táo tạo không nhiều. Nên vệ sinh tại chỗ sạch sẽ bằng nước muối natri clorid. Với những vết đứt tay, nên đặt phần da đứt vào đúng vị trí của nó, băng cố định cầm máu và dịch vàng. Sau khi vết thương khô, có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên để thúc đẩy ngay quá trình tái tạo da.
Những vết thương hở, mất da: Rất cần giữ cho thông thoáng và vệ sinh ngay từ khi bị thương. Có thể dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch vết thương ban đầu, sau đó dội lại bằng nước muối hoặc cồn i-ốt loãng. Dùng gạc thấm khô vết thương rồi đến gặp bác sĩ xử lý. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường uống và bôi tại chỗ để chống nhiễm trùng. Ngoài ra, khi vết thương bắt đầu se mặt, bạn có thể ép nước cốt nghệ tươi bôi trực tiếp lên khắp bề mặt vết thương. Khi vết thương đóng vảy, đặc biệt là lúc lên da non gây ngứa, không nên bóc vảy vết thương ra vì có thể gây nhiễm trùng và khiến sẹo lớn, lâu lành hơn.
Cơ địa sẹo lồi: Một lượng lớn mô liên kết tăng sinh và bị thoái hóa hialin, tạo thành các vết sẹo tăng trưởng quá mức, vượt quá phạm vi tổn hại vốn có. Với những người này, mọi kích thích dù nhẹ nhất từ bên ngoài vào vết thương lúc đang mọc da non đều có thể là nguyên nhân gây viêm dẫn đến sẹo lớn thêm như gãi ngứa, cọ xát… Ngay cả khi vết thương đã hoàn toàn lành, nhưng vết sẹo lớn khiến thân chủ mong muốn thay đổi thì cũng phải cân nhắc kỹ, vì đã bị sẹo lồi thì việc chỉnh sửa sẹo có thể tạo ra những cái sẹo lớn hơn ban đầu. Có thể dùng các loại thuốc xóa sẹo và kem làm sáng da để “bào mỏng” vết sẹo và biến màu đỏ tươi, tím đỏ hoặc hồng đậm của vết sẹo nhạt màu đi.
Xem thêm: Nặn mụn xong có nên bôi serum hay không?